Không phải ngẫu nhiên mà Chương trình MBA (Master of Business Administration) trở thành một trong những tiêu chí được các doanh nghiệp trên toàn thế giới hướng tới và quan tâm trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo.Không phải ngẫu nhiên mà Chương trình MBA (Master of Business Administration) trở thành một trong những tiêu chí được các doanh nghiệp trên toàn thế giới hướng tới và quan tâm trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo.
Tính toàn diện và ứng dụng cao trong nội dung của Chương trình MBA đáp ứng được nhu cầu thiết thực của các công ty. Các chương trình MBA vì thế xuất hiện rộng rãi trên tất cả các châu lục, MBA tự nhiên trở thành một từ phổ thông trong giới quản trị và cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng có không ít những vấn đề tranh cãi về nó: chất lượng của các chương trình MBA, thời gian, chi phí…đặc biệt là tính phù hợp cho các đối tượng lãnh đạo doanh nghiệp vốn không có nhiều thời gian. Bwportal xin trân trọng giới thiệu với độc giả cuốn sách "MBA dành cho lãnh đạo" của tác giả Steve Silbiger - người có trong tay cả bằng MBA và CPA. Những khóa học chủ yếu của chương trình MBA được tác giả diễn đạt một cách rõ ràng và sinh động chắc chắn sẽ khiến cuốn sách này trở thành một cẩm nang không thể thiếu dành cho những người đã, đang và sẽ trở thành Thạc sĩ Quản trị kinh doanh cũng như tất cả những ai quan tâm đến đề tài này.
NGÀY THỨ NHẤT
MARKETING
- Các đề tài về marketing
- Bảy bước Phát triển chiến lược markteing
- Quy trình mua hàng
- Phân khúc thị trường
- Vòng đời sản phẩm
- Bản đồ nhận thức
- Lợi nhuận biên
- Tổ hợp Marketing và 4P trong marketing
- Định vị sản phẩm
- Các kênh phân phối sản phẩm
- Quảng cáo
- Khuyến thị
- Định giá sản phẩm
- Kinh tế học marketing
Một cảnh từ phòng họp ban giám đốc của Công ty Acme:
GIÁM ĐỐC: Mỗi lần cân nhắc vấn đề lương bổng của các nhà quản lý của công ty, tôi lấy làm lạ vì lương của Jim Mooney – Phó chủ tịch phụ trách marketing tốt nghiệp từ Trường Đại học Penn lại cao hơn lương của Hank Bufford – Chủ tịch công ty, người đã tốt nghiệp Đại học Harvard. Thực sự là tôi không thể hiểu được điều này.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ: Có gì mà không hiểu nhỉ? Không có doanh số bán hàng của Jim thì chúng ta đâu cần đến một vị chủ tịch hay bất kỳ ai khác!
Những người làm tiếp thị nhìn nhận mọi việc giống vị chủ tịch của công ty Acme. Theo nhận định của Giáo sư Phillip Kotler của Trường kinh doanh Kellogg thuộc Đại học Northwestern thì marketing phải luôn đi đầu. Marketing tích hợp tất cả các chức năng kinh doanh và khẳng định trực tiếp với người tiêu dùng thông qua quảng cáo, nhân viên bán hàng hay các họat động tiếp thị khác.
Marketing là sự tổng hợp của nghệ thuật và khoa học. Bạn có thể học được nhiều điều trong các lớp marketing, nhưng không trường lớp nào có thể cho bạn kiến thức về sự trải nghiệm, trực giác và sự sáng tạo để giúp bạn trở thành một chuyên gia tiếp thị tài năng thực thụ. Vậy nên, những người tài năng luôn được trả mức lương cao. Việc đào tạo chính thống chỉ có thể cung cấp cho các thạc sĩ quản trị kinh doanh những kiến thức nền tảng và vốn từ chuyên môn giúp họ đối mặt với các thách thức tiếp thị. Và đó chính là mục tiêu của chương này cũng như của nhiều hội thảo tốn kém được các trường kinh doanh hàng đầu tổ chức.
Các trường kinh doanh hàng đầu đào tạo học viên cho các vị trí quản lý marketing – bất chấp thực tế rằng vị trí đầu tiên của họ là chức trợ lý thương hiệu khiêm tốn trong các công ty thực phẩm hoặc hàng tiêu dùng lớn. Như vậy, trọng tâm chương trình giảng dạy nhấn mạnh việc phát triển các chiến lược marketing chính thức thay vì kỹ năng chuyên môn cần thiết cho công việc cấp thấp sau khi tốt nghiệp MBA.
Nhiều sinh viên có xu hướng xem marketing như một trong các môn học “nhẹ nhàng”. Trên thực tế, người làm tiếp thị sử dụng nhiều kỹ thuật mang tính định lượng hay “khoa học” nhằm phát triển và đánh giá các chiến lược. Khía cạnh “nghệ thuật” của tiếp thị là nỗ lực tạo dựng và thực thi kế họach marketing hấp dẫn. Quả là có nhiều khả năng để tiến hành. McDonald’s, Burger King, Wendy’s, Hardee’s và White Castle đều thành công trong việc bán bánh kẹp thịt, nhưng mỗi một công ty lại có cách thức riêng của mình. Vì không có câu trả lời “đúng” cho từng câu hỏi nên các lớp đào tạo marketing có thể tạo ra cho sinh viên hoặc là các cơ hội thể hiện sự nhanh nhạy của họ hoặc khiến sinh viên phải vò đầu bứt tai để “rặn” ra những ý tưởng sáng tạo. Marketing là chủ đề mà tôi yêu thích với những ý tưởng thật thú vị cho việc tranh luận.
QUY TRÌNH CHIẾN LƯỢC TIẾP THỊ
Quy trình tiếp thị là một quy trình khép kín. Các kế họach marketing trải qua nhiều sự thay đổi cho đến khi tất cả các phần đều được nhất quán về mặt nội tại và hỗ trợ lẫn nhau trong mục tiêu đề ra. Tất cả các khía cạnh của kế hoạch đều cần được phối hợp đồng bộ nhằm tạo ra ý nghĩa. Bạn có thể dễ dàng khiến một phần trong kế hoạch hoạt động hiệu quả nhưng không đơn giản để có được một kế hoạch marketing nhất quán về nội tại và hỗ trợ lẫn nhau. Đó là một quy trình gồm bảy bước:
Phân tích người tiêu dùngPhân tích thị trườngXem xét đối thủ cạnh tranh và bản thân công ty mìnhXem xét các kênh phân phối sản phẩmPhát triển Tổ hợp Marketing “sơ bộ”Đánh giá nguyên lý kinh tế họcKiểm tra lại và mở rộng các bước 1-6 cho tới khi có được kế hoạch nhất quán.
Như bạn thấy, chúng ta có một quy trình xây dựng chiến lược marketing bảy bước, tuy nhiên, không nhất thiết phải thực hiện theo tuần tự như vậy. Tùy thuộc vào hoàn cảnh và phong cách riêng của mình mà bạn có thể thay đổi trật tự các bước trên. Chương này có thể sẽ sa vào lý thuyết marketing, nhưng để làm cho nó trở nên thực tế hơn, tôi sẽ phác thảo ra các vấn đề và lĩnh vực cần được cân nhắc khi xây dựng một kế hoạch marketing. Để thiết thực hơn, tôi sẽ sẽ tập trung vào marketing sản phẩm, nhưng nội dung và thuật ngữ chuyên ngành thì vẫn có thể áp dụng được cho marketing dịch vụ.
Tôi sẽ trình bày các mô hình MBA theo thứ tự bảy bước mà các trường đào tạo kinh doanh vẫn giảng dạy. Chương này đưa ra một cấu trúc chung có thể áp dụng cho bất cứ vấn đề nào về marketing. Tôi cũng không bỏ bỏ qua việc sử dụng thuật ngữ chuyên ngành được giảng dạy tại các trường kinh doanh, vì thế bạn có thể hiểu được các biệt ngữ quản trị kinh doanh và chứng tỏ mình như một chuyên gia marketing thực thụ. Marketing là lĩnh vực đặc biệt có nhiều thuật ngữ chuyên ngành. Với vốn từ vựng chuyên ngành chính xác, bạn có thể khiến cho một ý tưởng marketing tầm thường trở nên nổi bật. Điều này nghe có vẻ buồn cười nhưng đó chính là cách mà các công ty quảng cáo tiếp thị sản phẩm của mình.
Quy trình marketing bảy bước là một quy trình phức tạp, và các thạc sĩ quản trị kinh doanh thường ám chỉ những thuật ngữ viết tắt như STP (segment – phân khúc, target – mục tiêu, position – định vị), hoặc 4C trong marketing (consumer behavior – hành vi khách hàng; company analysis – phân tích công ty; competitor analysis – phân tích đối thủ cạnh tranh; context – tình huống), nhưng phương pháp luận được trình bày ở đây sẽ bao gồm tất cả các điểm này.
Theo: HocKynang.com